THIẾT KẾ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

ÁNH DƯƠNG là đơn vị chuyên nhận thi công công trình từ bản thiết kế, thực hiện thi công trọn gói các hạng mục công trình dân dụng và công nghiệp. Với đội ngũ kĩ sư, kiến trúc sư có kinh nghiệm thực tiễn. Các loại công trình nhà ở, biệt thự, kho, xưởng, nhà máy… đang được Ánh Dương triển khai khắp các tỉnh Đồng Bằng SCL.

Mặt bằng công trình

Nội dung của hồ sơ thiết kế cơ sở

Bản vẽ thiết kế xây dựng: thể hiện các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc công trình, kết cấu, hệ thống kỹ thuật chính, hạ tầng … với kích thước và khối lượng chính, các mốc định vị, tọa độ và cao độ xây dựng theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000, bản vẽ kết nối với hạ tầng khu vực.

  • Bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
  • Thuyết minh thiết kế cơ sở: tóm tắt địa điểm, phương án thiết kế tổng mặt bằng, quy mô công trình, giải pháp kết nối hạ tầng; giải pháp kiến trúc, kết cấu, kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ; giải pháp bảo vệ môi trường; giải pháp phòng chống cháy nổ; danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng
  • Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Các tài liệu pháp lý có liên quan.

Nội dung của hồ sơ Thiết kế kỹ thuật

Nội dung thiết kế kỹ thuật bao gồm 3 phần:

  • Phần thuyết minh
  • Phần bản vẽ
  • Tổng dự toán.

Giải pháp kiến trúc xây dựng:

  • Bố trí tổng mặt bằng, diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng công trình (kể cả công trình phục vụ thi công).
  • Giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính, nền móng…
  • Giải pháp kỹ thuật xây dựng: kết cấu chịu lực chính, nền móng có bản tính kèm theo nêu rõ cơ sớ, phương pháp và kết quả tính toán.
  • Lắp đặt thiết bị và trang trí nội thất.
  • Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nhiệt, cấp nước, thoát nước, thông tin, báo cháy, diều khiển lự động… có bản tính kèm theo nêu rõ phương pháp và kết quá tính toán.
  • Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải.
  • Trang trí bên ngoài: trồng cây xanh, sân vườn, lối đi…
  • Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật tư chính, thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.
  • Thiết kế tổ chức xây dựng: Nêu lên các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong quá trình xây dựng.

Phần bản vẽ của thiết kế kỹ thuật bao gồm:

  • Hiện trạng của mặt bằng và vị trí trên bản đồ của công trình được thiết kế.
  • Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.
  • Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng (san nền, thoát nước), và các công trình hạ tầng ngoài nhà (đường, cấp điện, cấp nước, thải nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường).
  • Dây chuyền công nghệ cho các thiết kế nhà xưởng sản xuất công nghiệp và vị trí các thiết bị chính
  • Mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc chính, các mặt đứng của hạng mục công trình.
  • Bố trí trang thiết bị và các bộ phận công trình phụ cần thiết.
  • Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính: nền, móng, cột, dầm, sàn…
  • Phối cảnh toàn bộ công trình.
  • Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình: cấp điện, cấp nước, thải nước, thông gió, điều hoà nhiệt độ, thông tin, báo cháy, chữa cháy.
  • Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình.
  • Xây dựng bên ngoài: hàng rào, cây xanh, sân vườn.
  • Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.
  • Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình.

Phần tổng dự toán

  • Tổng dự toán xây dựng công trình nói lên toàn bộ chi phí công trình mà các chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt,
  • Tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình; chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án chưa được tính trong dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình.

Nội dung của hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm 2 phần chính: bản vẽ thi công và dự toán thiết kế bản vẽ thi công.

Bản vẽ thi công bao gồm các chi tiết sau:

  • Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình; thể hiện đầy đủ vị trí kích thước các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.
  • Chi tiết các bộ phận công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu cấu kiện có ghi chứ cần thiết cho người thi công.
  • Chi tiết lắp đặt thiết bị công nghệ và hệ thống kỹ thuật đường xá.
  • Gia công cấu kiện và các chi tiết phải làm tại công trường.
  • Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành…
  • Biếu tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình (thể hiện đầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).
  • Quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì công trình.

Dự toán thiết kế bàn vẽ thi công bao gồm:

  • Căn cứ và cơ sở để lập dự toán.
  • Bảng tiên lượng, dự toán chi phí xây dựng của lừng hạng mục công trình và tổng hợp dự toán chi phí xây dựng của tất cá các hạng mục công trình.

PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA ÁNH DƯƠNG

Đối với mỗi dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp luôn cần tìm cho mình một đội thi công xây dựng công trình. Đây cũng là thời điểm các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thi công công trình được tìm đến.

Vậy thi công xây dựng công trình là gì?

Điều kiện để kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình bao gồm những gì?

Thi công công trình

Căn cứ vào Điều 3 Luật Xây dựng 2014, thi công xây dựng công trình là hoạt động bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình

Sau khi tìm hiểu khái niệm thi công xây dựng công trình là gì, bạn sẽ cần tìm hiểu điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình nếu muốn tổ chức kinh doanh loại hình này.

Đủ năng lực thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng.
Việc tổ chức dịch vụ thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với hạng năng lực như sau:

Hạng I:
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận. Thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học; 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
  • Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình
  • Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên; hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
Hạng II:
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận. Thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học; 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề.
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
  • Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình.
  • Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên; hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
Hạng III:
  • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận. Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.
  • Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình.

Phạm vi hoạt động

Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại

Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại

Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.